Cứ vô cảm với xã hội đi những người trẻ tuổi!

Dành nhiều thời gian cho mạng xã hội, sống bị động, sống ham vui hay uống rượu bia say mất kiểm soát là những sai lầm phổ biến của giới trẻ hiện nay.

Sống bị động và những hệ lụy

Thực tế cho thấy, giới trẻ ngày nay có nhiều điều kiện để phát triển và được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của cuộc sống hơn. Thế nhưng, vào thời điểm mà đáng ra chúng ta nên tập trung mua học vấn, bảo vệ sức khỏe thì không ít bạn trẻ lại mải mê với những cuộc vui, hủy hoại bản thân, hủy hoại tính mạng của người khác. Họ đắm mình trong những trận "bão đêm" để chứng tỏ bản thân, để làm cho mình khác biệt.

Không quá khó để bắt gặp hình ảnh một vài người trẻ uống rượu bia đi xe với vận tốc "tên lửa", vít ga, ấn còi inh ỏi khi tham gia và gây tai nạn giao thông. Khi tai nạn xảy ra, không chỉ người trẻ phải chịu trận mà những bậc phụ huynh, các nạn nhân mà họ đâm phải cũng phải gánh chịu hậu quả.

Con số từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho thấy, 9 tháng đầu năm 2018 trên cả nước xảy ra 13.242 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6.012 người, bị thương 10.319 người. Trong đó gần 40% số vụ tai nạn giao thông do bia rượu gây ra và có không ít người trẻ bị thiệt mạng trong những vụ tai nạn này.

Theo các chuyên gia y tế, rượu bia sẽ ảnh hưởng và gây nguy hiểm cho người sử dụng khi tham gia giao thông. Với nồng độ cồn ở mức 0,05 mg/l khí thở, người sử dụng rượu bia đã bị giảm sút suy nghĩ và bị kích động nhẹ. Nồng độ 0,2 mg/l khí thở, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có thể bị ức chế, giận dữ. Nếu ở mức độ cao hơn, người uống có thể không tự chủ được hành vi cá nhân và gây tai nạn cho bản thân hoặc thương tích cho người khác.

Trong khi đó, theo quy định của pháp luật, tùy vào nồng độ cồn trong máu mà người tham gia giao thông có thể chịu mức phạt cao nhất là 18 triệu đồng. Trường hợp gây tai nạn cho người khác thì còn có thể chịu hình phạt với mức cao nhất có thể lên đến 10 năm tù.

Hồi chuông cảnh tỉnh người trẻ

Nhiều người cho rằng khi còn trẻ thì được phép mắc sai lầm, được phép sống gấp, sống vội. Việc phải sống chủ động, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội thì người trẻ hiện nay thường không hề coi trọng.

Mới đây sự chia sẻ của hai người trẻ là nạn nhân của tai nạn giao thông, đã khiến cộng đồng phải suy ngẫm. Đó là bạn Nguyễn Quang Tạo (32 tuổi, ở huyện Việt Yên, Bắc Giang) và Hoàng Anh Mến (thôn Trại Mới, xã Đồng Hựu, huyện Yên Thế, Bắc Giang). Cả Tạo và Mến đều bị tai nạn giao thông sau khi đã uống rượu say, đều nhập viện trong tình trạng “thập tử nhất sinh”. Buổi chia sẻ được triển khai với chủ đề “Câu chuyện của tôi - Bài học của bạn” đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh người trẻ, nhằm giúp nâng cao nhận thức cho sinh viên về nguy cơ của việc lái xe sau khi uống rượu bia và truyền tải thông điệp “Sống chủ động”.

Được biết, đây là một trong những hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông, do Tổng công ty CP Bảohiểm Bưu điện (PTI) đồng hành cùng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, tạp chí Cảnh sát Nhân dân tổ chức. Chương trình mang tên “Vì một xã hội an toàn giao thông năm 2018”.

Qua những hành động thiết thực này, bảo hiểm PTI đã giúp nâng cao nhận thức cho sinh viên về pháp luật trật tự, an toàn giao thông, những nguy cơ của việc lái xe sau khi uống rượu, bia và những hậu quả nghiêm trọng do hành vi này gây ra, giúp các bạn trẻ thay đổi suy nghĩ, hành vi, chủ động bảo vệ mình và xã hội khi tham gia giao thông. Hơn thế, chính họ sẽ là những công dân tích cực tuyên truyền những tác hại của việc lái xe sau khi uống rượu bia đến người thân, gia đình và bạn bè, góp phần làm giảm thiểu số vụ tai nạn thương tích và nâng cao văn hóa giao thông ở nước ta.

Đại diện PTI cũng cho biết thêm: PTI là doanh nghiệp bảo hiểm đứng thứ 2 về xe cơ giới, do đó, trên ai hết, PTI hiểu rõ những hậu quả khôn lường của tai nạn giao thông. Thông qua chương trình, PTI muốn chia sẻ bài học thực tế với những bạn trẻ, giúp các bạn có những trải nghiệm thực tế quý báu, cập nhật thêm kiến thức, kỹ năng giao thông cần thiết để chủ động tham gia giao thông một cách văn minh. Trong thời gian tới, PTI và ban tổ chức sẽ tiếp tục mở rộng triển khai chương trình tại nhiều trường đại học tại Hà Nội.

Với thông điệp: Sống chủ động – PTI đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ cho cộng đồng, giúp người dân có được sự chủ động trong cuộc sống. Trong năm 2018, PTI đã trao tặng các thiết bị y tế nhằm tầm soát sớm các bệnh nguy hiểm cho người dân, trao tặng bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm TNDS xe máy cho 22.000 người dân tại Ninh Bình. Đối với thế hệ trẻ, PTI cũng nỗ lực đưa ra các hoạt động giúp các em chủ động trang bị kiến thức cho bản thân, chủ động có trách nhiệm với gia đình và xã hội. PTI đã trao tặng 4 phòng học tiếng anh đa năng cho sinh viên các trường đại học, tổ chức các chương trình tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tai nạn giao thông….