Ví điện tử: Cuộc chơi có điều kiện
Nguyễn Vũ Hải Hà,
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến cho dự thảo thông tư sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán.
Nội dung chính của dự thảo thông tư là sửa đổi, bổ sung các quy định dành cho hoạt động của ví điện tử, một dịch vụ thanh toán mới đang phát triển rất nhanh.
Đề xuất nâng hạn mức giao dịch mỗi tháng lên 200 triệu đồng
Do tính chất mới mẻ của loại hình dịch vụ này, cuộc hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp (DN) về dự thảo thông tư do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và NHNN phối hợp tổ chức đã thu hút rất nhiều ý kiến đóng góp của DN.
Dự thảo dự kiến bỏ đối tượng áp dụng là các ngân hàng thương mại; bổ sung quy định về hệ thống bù trừ điện tử, sửa đổi quy định về ví điện tử; quy định rõ quyền và trách nhiệm của các ngân hàng; bổ sung 10 phụ lục mẫu đơn… Trong đó hai vấn đề được DN quan tâm góp ý nhiều nhất là về hạn mức giao dịch của ví điện tử và tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ.
Về hạn mức giao dịch, dự thảo quy định, tổng hạn mức giao dịch của một ví điện tử của cá nhân tối đa là 20 triệu đồng/ngày và 100 triệu đồng/tháng. Tổng hạn mức giao dịch của một ví điện tử của tổ chức tối đa là 100 triệu đồng/ngày và 500 triệu đồng/tháng.
Theo chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng BIDV – TS. Cấn Văn Lực, hạn mức 20 triệu đồng/ví/ngày có thể là hợp lý. Tuy nhiên, nên cân nhắc giới hạn 100 triệu đồng/tháng bởi thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đang tăng nhanh, chi tiêu dùng rất lớn. Hơn nữa, ở mức 100 triệu đồng/tháng cũng chưa phải có nguy cơ cao về đánh bạc hay rửa tiền. Do đó, TS. Cấn Văn Lực đề nghị nâng hạn mức tháng lên 150 triệu đồng hoặc 200 triệu đồng.
Đây cũng là ý kiến được nhiều đại diện DN ủng hộ. Theo ông Nguyễn Bá Diệp - đồng sáng lập và là Phó Chủ tịch Công ty thanh toán Momo, trước đây giao dịch qua ví Momo chưa nhiều nhưng kể từ năm 2018, giao dịch đã tăng gấp 3 lần. Nếu áp dụng hạn mức 100 triệu đồng/tháng trong vài năm tới có thể sẽ không phù hợp. Vì vậy, nên tăng hạn mức này lên 200 triệu đồng/tháng để chuẩn bị cho sự phát triển nhanh và mạnh của thị trường thanh toán. Ngoài ra, ông Nguyễn Bá Diệp cũng đề nghị không áp dụng việc giới hạn mức với ví điện tử của DN bởi có nhiều DN là khách hàng của Momo phải thực hiện chi trả hàng ngày cho rất nhiều đại lý, nhân viên, đối tác...
Đề xuất giải pháp linh hoạt hơn, ông Nguyễn Anh Hưng - Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho rằng, nên quy định hạn mức 100 triệu đồng/tháng là mặc định khi mở ví. Tuy nhiên, khách hàng có nhu cầu thanh toán cao có thể chọn hạn mức cao hơn.
Trả lời các ý kiến này, ông Phạm Tiến Dũng - Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN) cho biết, hạn mức 20 triệu đồng/ngày có thể được đề xuất bỏ. Tuy nhiên, mức 100 triệu đồng/tháng là ngưỡng cần thiết và phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Giới hạn này không chỉ liên quan đến việc tiêu dùng mà còn liên quan đến nhiều vấn đề trong đảm bảo an ninh, an toàn thanh toán.
Phải có tài khoản đảm bảo thanh toán bằng tổng số dư các ví điện tử
Một vấn đề nữa cũng được các DN quan tâm là về tài khoản đảm bảo thanh toán. Theo điều 8 của dự thảo, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thỏa thuận với ngân hàng hợp tác về các biện pháp đảm bảo khả năng thanh toán cho việc cung ứng dịch vụ này, bao gồm việc mở tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ hoặc duy trì khoản tiền ký quỹ tại ngân hàng hoặc các biện pháp đảm bảo khác. Tổng số dư trên tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử phải được duy trì không thấp hơn so với tổng số dư của tất cả các ví điện tử của các khách hàng tại thời điểm kết thúc ngày giao dịch.
Bà Trương Cẩm Thanh - Chủ tịch HĐQT Công ty ZION, sở hữu ví điện tử Zalo Pay đề xuất, nên tính số dư cuối ngày theo số tiền mà DN đã thực hiện chuyển cho ngân hàng nhưng có thể chưa được xác thực. Một số DN khác cũng đề nghị có quy định linh hoạt hơn về tài khoản đảm bảo thanh toán, về điều kiện mở ví bắt buộc phải có tài khoản ngân hàng...
Về vấn đề này, ông Phạm Tiến Dũng cho rằng không thể đảm bảo thanh toán theo số tiền sắp được trả. Ngay khi các DN đã phát lệnh chuyển tiền, cũng chưa chắc các ngân hàng có thể thực hiện ngay tại thời điểm đó. Nếu có chênh lệch giữa số tiền phải thanh toán và số tiền đảm bảo thanh toán, thì khi rủi ro ai sẽ chịu trách nhiệm, ông Phạm Tiến Dũng đặt câu hỏi.
Theo Vụ trưởng Vụ Thanh toán của NHNN, mặc dù các DN fintech đã phát triển rất mạnh, nhưng vấn đề đảm bảo an toàn, hệ thống dự phòng rủi ro còn chưa được tính hết. Với ngành Ngân hàng đã có lịch sử phát triển hàng trăm năm, vấn đề đảm bảo an ninh, an toàn luôn được coi là yếu tố hàng đầu. “Các công ty đang nắm giữ tiền của hàng triệu người dùng, nếu có vấn đề về hệ thống thì người dân biết đòi ai? Vì vậy các công ty tham gia bắt buộc phải đảm bảo tiêu chí về an toàn. Đây là cuộc chơi có điều kiện, không đủ điều kiện thì không thể tham gia cuộc chơi” - ông Phạm Tiến Dũng nói.
Ngoài ra, đại diện NHNN đề nghị các đơn vị trung gian thanh toán không chỉ tập trung phát triển về công nghệ mà còn phải hết sức chú ý thực hiện quy định của Luật Phòng chống rửa tiền, xây dựng bộ phận pháp chế đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật. Đồng thời, ông Phạm Tiến Dũng cho biết sẽ tiếp thu, nghiên cứu nhiều ý kiến khác DN đề xuất tại hội thảo để chỉnh sửa, hoàn thiện dự thảo thông tư.
Nội dung chính của dự thảo thông tư là sửa đổi, bổ sung các quy định dành cho hoạt động của ví điện tử, một dịch vụ thanh toán mới đang phát triển rất nhanh.
Đề xuất nâng hạn mức giao dịch mỗi tháng lên 200 triệu đồng
Do tính chất mới mẻ của loại hình dịch vụ này, cuộc hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp (DN) về dự thảo thông tư do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và NHNN phối hợp tổ chức đã thu hút rất nhiều ý kiến đóng góp của DN.
Dự thảo dự kiến bỏ đối tượng áp dụng là các ngân hàng thương mại; bổ sung quy định về hệ thống bù trừ điện tử, sửa đổi quy định về ví điện tử; quy định rõ quyền và trách nhiệm của các ngân hàng; bổ sung 10 phụ lục mẫu đơn… Trong đó hai vấn đề được DN quan tâm góp ý nhiều nhất là về hạn mức giao dịch của ví điện tử và tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ.
Về hạn mức giao dịch, dự thảo quy định, tổng hạn mức giao dịch của một ví điện tử của cá nhân tối đa là 20 triệu đồng/ngày và 100 triệu đồng/tháng. Tổng hạn mức giao dịch của một ví điện tử của tổ chức tối đa là 100 triệu đồng/ngày và 500 triệu đồng/tháng.
Theo chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng BIDV – TS. Cấn Văn Lực, hạn mức 20 triệu đồng/ví/ngày có thể là hợp lý. Tuy nhiên, nên cân nhắc giới hạn 100 triệu đồng/tháng bởi thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đang tăng nhanh, chi tiêu dùng rất lớn. Hơn nữa, ở mức 100 triệu đồng/tháng cũng chưa phải có nguy cơ cao về đánh bạc hay rửa tiền. Do đó, TS. Cấn Văn Lực đề nghị nâng hạn mức tháng lên 150 triệu đồng hoặc 200 triệu đồng.
Đây cũng là ý kiến được nhiều đại diện DN ủng hộ. Theo ông Nguyễn Bá Diệp - đồng sáng lập và là Phó Chủ tịch Công ty thanh toán Momo, trước đây giao dịch qua ví Momo chưa nhiều nhưng kể từ năm 2018, giao dịch đã tăng gấp 3 lần. Nếu áp dụng hạn mức 100 triệu đồng/tháng trong vài năm tới có thể sẽ không phù hợp. Vì vậy, nên tăng hạn mức này lên 200 triệu đồng/tháng để chuẩn bị cho sự phát triển nhanh và mạnh của thị trường thanh toán. Ngoài ra, ông Nguyễn Bá Diệp cũng đề nghị không áp dụng việc giới hạn mức với ví điện tử của DN bởi có nhiều DN là khách hàng của Momo phải thực hiện chi trả hàng ngày cho rất nhiều đại lý, nhân viên, đối tác...
Đề xuất giải pháp linh hoạt hơn, ông Nguyễn Anh Hưng - Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho rằng, nên quy định hạn mức 100 triệu đồng/tháng là mặc định khi mở ví. Tuy nhiên, khách hàng có nhu cầu thanh toán cao có thể chọn hạn mức cao hơn.
Trả lời các ý kiến này, ông Phạm Tiến Dũng - Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN) cho biết, hạn mức 20 triệu đồng/ngày có thể được đề xuất bỏ. Tuy nhiên, mức 100 triệu đồng/tháng là ngưỡng cần thiết và phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Giới hạn này không chỉ liên quan đến việc tiêu dùng mà còn liên quan đến nhiều vấn đề trong đảm bảo an ninh, an toàn thanh toán.
Phải có tài khoản đảm bảo thanh toán bằng tổng số dư các ví điện tử
Một vấn đề nữa cũng được các DN quan tâm là về tài khoản đảm bảo thanh toán. Theo điều 8 của dự thảo, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thỏa thuận với ngân hàng hợp tác về các biện pháp đảm bảo khả năng thanh toán cho việc cung ứng dịch vụ này, bao gồm việc mở tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ hoặc duy trì khoản tiền ký quỹ tại ngân hàng hoặc các biện pháp đảm bảo khác. Tổng số dư trên tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử phải được duy trì không thấp hơn so với tổng số dư của tất cả các ví điện tử của các khách hàng tại thời điểm kết thúc ngày giao dịch.
Bà Trương Cẩm Thanh - Chủ tịch HĐQT Công ty ZION, sở hữu ví điện tử Zalo Pay đề xuất, nên tính số dư cuối ngày theo số tiền mà DN đã thực hiện chuyển cho ngân hàng nhưng có thể chưa được xác thực. Một số DN khác cũng đề nghị có quy định linh hoạt hơn về tài khoản đảm bảo thanh toán, về điều kiện mở ví bắt buộc phải có tài khoản ngân hàng...
Về vấn đề này, ông Phạm Tiến Dũng cho rằng không thể đảm bảo thanh toán theo số tiền sắp được trả. Ngay khi các DN đã phát lệnh chuyển tiền, cũng chưa chắc các ngân hàng có thể thực hiện ngay tại thời điểm đó. Nếu có chênh lệch giữa số tiền phải thanh toán và số tiền đảm bảo thanh toán, thì khi rủi ro ai sẽ chịu trách nhiệm, ông Phạm Tiến Dũng đặt câu hỏi.
Theo Vụ trưởng Vụ Thanh toán của NHNN, mặc dù các DN fintech đã phát triển rất mạnh, nhưng vấn đề đảm bảo an toàn, hệ thống dự phòng rủi ro còn chưa được tính hết. Với ngành Ngân hàng đã có lịch sử phát triển hàng trăm năm, vấn đề đảm bảo an ninh, an toàn luôn được coi là yếu tố hàng đầu. “Các công ty đang nắm giữ tiền của hàng triệu người dùng, nếu có vấn đề về hệ thống thì người dân biết đòi ai? Vì vậy các công ty tham gia bắt buộc phải đảm bảo tiêu chí về an toàn. Đây là cuộc chơi có điều kiện, không đủ điều kiện thì không thể tham gia cuộc chơi” - ông Phạm Tiến Dũng nói.
Ngoài ra, đại diện NHNN đề nghị các đơn vị trung gian thanh toán không chỉ tập trung phát triển về công nghệ mà còn phải hết sức chú ý thực hiện quy định của Luật Phòng chống rửa tiền, xây dựng bộ phận pháp chế đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật. Đồng thời, ông Phạm Tiến Dũng cho biết sẽ tiếp thu, nghiên cứu nhiều ý kiến khác DN đề xuất tại hội thảo để chỉnh sửa, hoàn thiện dự thảo thông tư.