Thị trường bảo hiểm xuất khẩu còn bỏ ngỏ?
Đinh Hoài Thu,
Kim ngạch xuất khẩu (XK) hàng hóa những năm gần đây liên tục tăng cao, song tỷ lệ kim ngạch hàng XK tham gia bảo hiểm trong nước còn rất khiêm tốn, phần còn lại bỏ ngỏ cho các doanh nghiệp (DN) bảo hiểm nước ngoài.
Để tăng kim ngạch hàng hóa XK tham gia bảo hiểm, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có nhiều giải pháp tài chính.
Kinh doanh kiểu “hớt váng”, bỏ ngỏ thị trường
Theo thống kê, ước tính cả năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa thiết lập mức kỷ lục với hơn 482 tỷ USD, trong đó xuất siêu 7,2 tỷ USD, đây là năm có giá trị xuất siêu lớn nhất từ trước đến nay. Trong 6 tháng đầu năm 2019, kim ngạch XNK đạt hơn 245 tỷ USD cũng là mức cao nhất của 6 tháng từ trước đến nay. Trong đó, kim ngạch XK ước đạt hơn 122 tỷ USD, tăng 7,3% so cùng kỳ năm 2018, có 22 mặt hàng đạt giá trị XK trên 1 tỷ USD.
Tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch hàng XK từ 7 – 14%, trong khi đó khai thác bảo hiểm hàng XK của thị trường bảo hiểm trong nước có tốc độ tăng trưởng bình quân là trên 30%, lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng của kim ngạch XK. Việc gia tăng kim ngạch XK tham gia bảo hiểm trong nước là kết quả của một quá trình lâu dài và bền bỉ của các DN bảo hiểm (DNBH). Đây cũng là kết quả khẳng định thị trường bảo hiểm hàng hóa trong nước bước đầu đã được các khách hàng tin tưởng, tín nhiệm.
Mặc dù có tốc độ tăng trưởng cao, song trên thực tế, tỷ lệ kim ngạch hàng XK tham gia bảo hiểm trong nước còn rất khiêm tốn. Trong một nghiên cứu mới đây của PGS. TS Hoàng Mạnh Cừ – Học viện Tài chính cho thấy, hiện các DNBH đang thực hiện bảo hiểm XK theo kiểu “hớt váng” chứ chưa đi vào chiều sâu. Theo số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, các DNBH Việt Nam mới chỉ khai thác được từ 6 – 7%, phần còn lại bị bỏ ngỏ cho các DN nước ngoài.
Tỷ lệ kim ngạch XK tham gia bảo hiểm trong nước mới ở mức khiêm tốn có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nguyên nhân khách quan là do các DN XK thường áp dụng điều kiện giao hàng FOB (giao hàng lên tàu), như vậy nghiễm nhiên quyền mua bảo hiểm sẽ thuộc về người nhập khẩu ở nước ngoài. Muốn tạo điều kiện cho các DNBH ở Việt Nam cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhằm tăng tỷ lệ hàng hóa XK tham gia bảo hiểm thì các DNBH phải lựa chọn và áp dụng điều kiện giao hàng CIF (tiền hàng, bảo hiểm và cước phí). Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân do năng lực các DNBH còn hạn chế, khả năng cạnh tranh của các DNBH trên thị trường bảo hiểm Việt Nam còn thấp, khó thuyết phục các nhà nhập khẩu nước ngoài trao cho các DN XK quyền mua bảo hiểm trong nước.
Còn rất nhiều tiềm năng
Việt Nam là một quốc gia mạnh về xuất khẩu các mặt hàng nông – lâm – thủy sản, dệt may, đồng thời đang tham gia mạnh mẽ vào quá trình chuyển hướng từ hợp đồng mua bán điều kiện FOB sang CIF với tính linh hoạt và tăng sự hấp dẫn của sản phẩm đối với người mua không chỉ thông qua giá cả của hàng hóa mà còn bao gồm các dịch vụ đi kèm như điều kiện thanh toán linh hoạt, bảo hiểm hàng hóa, trách nhiệm với sản phẩm, do đó, lại càng cần tới hình thức bảo hiểm tín dụng XK.
Để khắc phục tình trạng tham gia bảo hiểm XK còn khiêm tốn, theo PGS – TS. Hoàng Mạnh Cừ, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó trọng yếu là các giải pháp tài chính, như chính sách thuế, chính sách về huy động vốn, đầu tư, tín dụng… Nhìn lại về khả năng tài chính của các DNBH trong nước cho thấy khó có khả năng cạnh tranh và thuyết phục các đối tác giao dịch các dịch vụ bảo hiểm hàng XK. Theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, các DNBH có thể tính đến việc liên doanh và cổ phần gọi thêm vốn góp của các đối tác và các cổ đông, hoặc các DNBH có thể hợp nhất, sáp nhập (M&A) thành một công ty bảo hiểm lớn; DNBH nước ngoài xin bổ sung vốn từ công ty mẹ…
PGS-TS. Hoàng Mạnh Cừ cho rằng, Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm) và Bộ Công thương phối hợp với Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam và các DNBH lập dự án đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ bảo hiểm nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và khắt khe của khách hàng trong điều kiện hội nhập; các DNBH phối hợp với các bộ, ngành tổ chức tư vấn về bảo hiểm hàng hóa, nhất là đối với các chủ hàng XK chủ đạo để nhận thức lợi ích của việc XK theo giá CIF và tham gia bảo hiểm trong nước.
Một trong những giải pháp để thúc đẩy bảo hiểm XK đó là chính sách tín dụng. Hiện các hình thức tín dụng tài trợ XK còn hạn chế và đơn điệu, do vậy cần đa dạng hóa và thực hiện chính sách ưu đãi để khuyến khích các DN XK theo giá CIF, tạo điều kiện cho các DNBH tăng kim ngạch hàng hóa XK tham gia bảo hiểm.
Với mức tăng trưởng kim ngạch XK liên tục lập đỉnh mới, cùng với hội nhập kinh tế quốc tế cho thấy thị trường bảo hiểm hàng hóa XK ở nước ta còn rất nhiều tiềm năng. Trong thời gian tới, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để khai thác hiệu quả loại hình bảo hiểm này.
Để tăng kim ngạch hàng hóa XK tham gia bảo hiểm, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có nhiều giải pháp tài chính.
Kinh doanh kiểu “hớt váng”, bỏ ngỏ thị trường
Theo thống kê, ước tính cả năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa thiết lập mức kỷ lục với hơn 482 tỷ USD, trong đó xuất siêu 7,2 tỷ USD, đây là năm có giá trị xuất siêu lớn nhất từ trước đến nay. Trong 6 tháng đầu năm 2019, kim ngạch XNK đạt hơn 245 tỷ USD cũng là mức cao nhất của 6 tháng từ trước đến nay. Trong đó, kim ngạch XK ước đạt hơn 122 tỷ USD, tăng 7,3% so cùng kỳ năm 2018, có 22 mặt hàng đạt giá trị XK trên 1 tỷ USD.
Tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch hàng XK từ 7 – 14%, trong khi đó khai thác bảo hiểm hàng XK của thị trường bảo hiểm trong nước có tốc độ tăng trưởng bình quân là trên 30%, lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng của kim ngạch XK. Việc gia tăng kim ngạch XK tham gia bảo hiểm trong nước là kết quả của một quá trình lâu dài và bền bỉ của các DN bảo hiểm (DNBH). Đây cũng là kết quả khẳng định thị trường bảo hiểm hàng hóa trong nước bước đầu đã được các khách hàng tin tưởng, tín nhiệm.
Mặc dù có tốc độ tăng trưởng cao, song trên thực tế, tỷ lệ kim ngạch hàng XK tham gia bảo hiểm trong nước còn rất khiêm tốn. Trong một nghiên cứu mới đây của PGS. TS Hoàng Mạnh Cừ – Học viện Tài chính cho thấy, hiện các DNBH đang thực hiện bảo hiểm XK theo kiểu “hớt váng” chứ chưa đi vào chiều sâu. Theo số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, các DNBH Việt Nam mới chỉ khai thác được từ 6 – 7%, phần còn lại bị bỏ ngỏ cho các DN nước ngoài.
Tỷ lệ kim ngạch XK tham gia bảo hiểm trong nước mới ở mức khiêm tốn có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Nguyên nhân khách quan là do các DN XK thường áp dụng điều kiện giao hàng FOB (giao hàng lên tàu), như vậy nghiễm nhiên quyền mua bảo hiểm sẽ thuộc về người nhập khẩu ở nước ngoài. Muốn tạo điều kiện cho các DNBH ở Việt Nam cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhằm tăng tỷ lệ hàng hóa XK tham gia bảo hiểm thì các DNBH phải lựa chọn và áp dụng điều kiện giao hàng CIF (tiền hàng, bảo hiểm và cước phí). Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân do năng lực các DNBH còn hạn chế, khả năng cạnh tranh của các DNBH trên thị trường bảo hiểm Việt Nam còn thấp, khó thuyết phục các nhà nhập khẩu nước ngoài trao cho các DN XK quyền mua bảo hiểm trong nước.
Còn rất nhiều tiềm năng
Việt Nam là một quốc gia mạnh về xuất khẩu các mặt hàng nông – lâm – thủy sản, dệt may, đồng thời đang tham gia mạnh mẽ vào quá trình chuyển hướng từ hợp đồng mua bán điều kiện FOB sang CIF với tính linh hoạt và tăng sự hấp dẫn của sản phẩm đối với người mua không chỉ thông qua giá cả của hàng hóa mà còn bao gồm các dịch vụ đi kèm như điều kiện thanh toán linh hoạt, bảo hiểm hàng hóa, trách nhiệm với sản phẩm, do đó, lại càng cần tới hình thức bảo hiểm tín dụng XK.
Để khắc phục tình trạng tham gia bảo hiểm XK còn khiêm tốn, theo PGS – TS. Hoàng Mạnh Cừ, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó trọng yếu là các giải pháp tài chính, như chính sách thuế, chính sách về huy động vốn, đầu tư, tín dụng… Nhìn lại về khả năng tài chính của các DNBH trong nước cho thấy khó có khả năng cạnh tranh và thuyết phục các đối tác giao dịch các dịch vụ bảo hiểm hàng XK. Theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, các DNBH có thể tính đến việc liên doanh và cổ phần gọi thêm vốn góp của các đối tác và các cổ đông, hoặc các DNBH có thể hợp nhất, sáp nhập (M&A) thành một công ty bảo hiểm lớn; DNBH nước ngoài xin bổ sung vốn từ công ty mẹ…
PGS-TS. Hoàng Mạnh Cừ cho rằng, Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm) và Bộ Công thương phối hợp với Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam và các DNBH lập dự án đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ bảo hiểm nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và khắt khe của khách hàng trong điều kiện hội nhập; các DNBH phối hợp với các bộ, ngành tổ chức tư vấn về bảo hiểm hàng hóa, nhất là đối với các chủ hàng XK chủ đạo để nhận thức lợi ích của việc XK theo giá CIF và tham gia bảo hiểm trong nước.
Một trong những giải pháp để thúc đẩy bảo hiểm XK đó là chính sách tín dụng. Hiện các hình thức tín dụng tài trợ XK còn hạn chế và đơn điệu, do vậy cần đa dạng hóa và thực hiện chính sách ưu đãi để khuyến khích các DN XK theo giá CIF, tạo điều kiện cho các DNBH tăng kim ngạch hàng hóa XK tham gia bảo hiểm.
Với mức tăng trưởng kim ngạch XK liên tục lập đỉnh mới, cùng với hội nhập kinh tế quốc tế cho thấy thị trường bảo hiểm hàng hóa XK ở nước ta còn rất nhiều tiềm năng. Trong thời gian tới, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để khai thác hiệu quả loại hình bảo hiểm này.
(Theo Thời báo tài chính Việt Nam)