Đề xuất nâng hỗ trợ để mở rộng BHYT học sinh sinh viên
Nguyễn Vũ Hải Hà,
Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam Phạm Lương Sơn cho biết, BHXH cùng với Bộ Y tế đang đề nghị Chính phủ xem xét nâng mức hỗ trợ mua bảo hiểm y tế (BHYT) cho HSSV thuộc nhóm yếu thế lên một mức cao hơn.
Còn khoảng 6% HSSV chưa tham gia BHYT
Ông Phạm Lương Sơn cho biết, quá trình tham gia BHYT HSSV cũng giống như hộ gia đình chuyển đổi từ BHYT tự nguyện sang BHYT bắt buộc. HSSV có một đặc thù là các em có thể tham gia ở nhà trường hoặc tham gia theo hộ gia đình, do cha mẹ đóng nhưng cũng có thể là thân nhân, là hộ gia đình cận nghèo hoặc người nghèo… Tức là, nằm rải rác ở các nhóm đối tượng khác nhau với các hình thức đóng, mức phí và sự hỗ trợ từ nguồn ngân sách khác nhau. Mức hỗ trợ chung BHYT của ngân sách nhà nước (NSNN) cho HSSV là 30% mức đóng, còn lại tùy ngân sách từng địa phương sẽ có hỗ trợ thêm cho từng năm học.
Nhờ sự hỗ trợ tích cực từ NSNN và công tác tuyên truyền, số HSSV tham gia BHYT đã tăng dần qua các năm. Năm 2016, có 15,9 triệu HSSV tham gia BHYT, đạt hơn 92,5%; đến năm 2017, đã có trên 16 triệu HSSV tham gia, chiếm trên 93%. Hiện tại, sau khi kết thúc năm học 2018 -2019, đã có trên 17 triệu HSSV tham gia BHYT, chiếm hơn 94% số HSSV trong cả nước. Như vậy còn khoảng 6% HSSV (khoảng gần 1 triệu em) chưa tham gia BHYT. “Đây cũng là điều mà chúng tôi đang rất suy nghĩ và trăn trở để tìm giải pháp vì HSSV là một trong những nhóm đối tượng mà mục tiêu phấn đấu phải đẩy nhanh tỷ lệ bao phủ lên 100% theo chỉ đạo của Chính phủ”- ông Sơn nhấn mạnh.
Cũng theo ông Sơn, tỷ lệ tham gia BHYT của HSSV đang cao hơn so với tỷ lệ tham gia BHYT bình quân chung (89% của cả nước). Tuy nhiên, ngay trong nhóm đối tượng này đang có sự chênh lệch về tỷ lệ tham gia giữa HS và SV, giữa HSSV các vùng miền. Hiện, tỷ lệ SV tham gia BHYT thấp hơn so với HS. Thống kê của BHXH Việt Nam cho thấy, trong số gần 1 triệu HSSV chưa tham gia BHYT chủ yếu là SV ở các trường đại học, trung học chuyên nghiệp từ năm thứ 2 trở đi. SV thường tham gia BHYT đầy đủ ở năm học đầu tiên và giảm dần ở các năm học tiếp sau. Chỉ riêng TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh năm vừa qua đã có khoảng 300.000 SV chưa tham gia BHYT. Ông Sơn cho rằng, sở dĩ có tình trạng như vậy là do điều kiện kinh tế của SV thường khó khăn hơn HS khi phải tự trang trải cuộc sống, học hành và tâm lý tuổi trẻ, cậy khỏe chưa nghĩ đến bảo vệ sức khỏe bản thân...
Xem xét nâng mức hỗ trợ BHYT cho HSSV
Theo ông Phạm Lương Sơn, công tác tuyên truyền mặc dù những năm qua đã tăng cường với những giải pháp thiết thực nhưng để khắc phục tình trạng 6% HSSV chưa tham gia BHYT cần phải có những biện pháp, hình thức tuyên truyền phù hợp hơn, sát hơn với đối tượng HSSV còn có khó khăn về mặt kinh tế. Ngoài ra, cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa chính quyền địa phương, các cơ sở giáo dục và các cơ quan tổ chức thực hiện làm sao để việc phát triển đối tượng BHYT nói chung và BHYT cho HSSV phải trở thành một trong những chỉ tiêu kinh tế xã hội, chỉ tiêu thi đua của địa phương, nhà trường.
Cũng theo ông Sơn, một giải pháp rất quan trọng là cần phải có những bước đột phá về mặt cơ chế hỗ trợ tài chính. Ngoài việc điều chỉnh sao cho rất năng động, linh hoạt trong việc tham gia BHYT của HSSV thì cũng cần có một cơ chế hỗ trợ, nhất là HSSV thuộc diện những đối tượng yếu thế hiện nay trong xã hội. Theo quy định, hiện tại, mức hỗ trợ của NSNN cho HSSV là 30% mức đóng, mức hỗ trợ cho nhóm yếu thế là 50%. Ông Sơn cho rằng, đó là sự cố gắng lớn của NSNN. Để kết nối chính sách hỗ trợ đối tượng thuộc hộ yếu thế với đối tượng HSSV, BHXH cùng với Bộ Y tế đang đề nghị Chính phủ xem xét nâng mức hỗ trợ cho HSSV thuộc nhóm này lên một mức cao hơn, ví dụ như 70%.
Ngoài ra, BHXH Việt Nam cũng vừa có công văn số 2619/BHXH-BT gửi BHXH các tỉnh, thành phố yêu cầu đẩy mạnh thực hiện BHYT HSSV năm học 2019 - 2020. Theo đó, yêu cầu BHXH các cấp tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương ban hành văn bản chỉ đạo công tác BHYT HSSV, phấn đấu 100% HSSV tham gia BHYT, coi đây là một trong những nhiệm vụ của nhà trường và việc chấp hành pháp luật của HSSV. BHXH Việt Nam yêu cầu đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông về BHYT vào thời điểm tháng 9 là tháng cao điểm phát động. Trong đó tập trung truyền thông một số nội dung trọng tâm, trọng điểm về BHYT HSSV trước thềm năm học mới như: tính nhân văn, cộng đồng chia sẻ của BHYT nói chung và BHYT HSSV nói riêng; phạm vi, quyền lợi khi tham gia BHYT HSSV, những HSSV được quỹ khám chữa bệnh BHYT chi trả chi phí lớn...
BHXH Việt Nam cũng yêu cầu BHXH các địa phương phối hợp với cơ sở giáo dục phổ biến, triển khai hướng dẫn các HSSV cách tra cứu mã số BHXH; tiếp nhận hồ sơ tham gia BHYT và tiến hành cấp thẻ BHYT đảm bảo kịp thời, đúng quy định. Đồng thời, đề xuất ngân sách địa phương hỗ trợ mức đóng BHYT cho HSSV ngoài phần kinh phí đã được ngân sách trung ương hỗ trợ và vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí mua thẻ BHYT cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn…
Còn khoảng 6% HSSV chưa tham gia BHYT
Ông Phạm Lương Sơn cho biết, quá trình tham gia BHYT HSSV cũng giống như hộ gia đình chuyển đổi từ BHYT tự nguyện sang BHYT bắt buộc. HSSV có một đặc thù là các em có thể tham gia ở nhà trường hoặc tham gia theo hộ gia đình, do cha mẹ đóng nhưng cũng có thể là thân nhân, là hộ gia đình cận nghèo hoặc người nghèo… Tức là, nằm rải rác ở các nhóm đối tượng khác nhau với các hình thức đóng, mức phí và sự hỗ trợ từ nguồn ngân sách khác nhau. Mức hỗ trợ chung BHYT của ngân sách nhà nước (NSNN) cho HSSV là 30% mức đóng, còn lại tùy ngân sách từng địa phương sẽ có hỗ trợ thêm cho từng năm học.
Nhờ sự hỗ trợ tích cực từ NSNN và công tác tuyên truyền, số HSSV tham gia BHYT đã tăng dần qua các năm. Năm 2016, có 15,9 triệu HSSV tham gia BHYT, đạt hơn 92,5%; đến năm 2017, đã có trên 16 triệu HSSV tham gia, chiếm trên 93%. Hiện tại, sau khi kết thúc năm học 2018 -2019, đã có trên 17 triệu HSSV tham gia BHYT, chiếm hơn 94% số HSSV trong cả nước. Như vậy còn khoảng 6% HSSV (khoảng gần 1 triệu em) chưa tham gia BHYT. “Đây cũng là điều mà chúng tôi đang rất suy nghĩ và trăn trở để tìm giải pháp vì HSSV là một trong những nhóm đối tượng mà mục tiêu phấn đấu phải đẩy nhanh tỷ lệ bao phủ lên 100% theo chỉ đạo của Chính phủ”- ông Sơn nhấn mạnh.
Cũng theo ông Sơn, tỷ lệ tham gia BHYT của HSSV đang cao hơn so với tỷ lệ tham gia BHYT bình quân chung (89% của cả nước). Tuy nhiên, ngay trong nhóm đối tượng này đang có sự chênh lệch về tỷ lệ tham gia giữa HS và SV, giữa HSSV các vùng miền. Hiện, tỷ lệ SV tham gia BHYT thấp hơn so với HS. Thống kê của BHXH Việt Nam cho thấy, trong số gần 1 triệu HSSV chưa tham gia BHYT chủ yếu là SV ở các trường đại học, trung học chuyên nghiệp từ năm thứ 2 trở đi. SV thường tham gia BHYT đầy đủ ở năm học đầu tiên và giảm dần ở các năm học tiếp sau. Chỉ riêng TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh năm vừa qua đã có khoảng 300.000 SV chưa tham gia BHYT. Ông Sơn cho rằng, sở dĩ có tình trạng như vậy là do điều kiện kinh tế của SV thường khó khăn hơn HS khi phải tự trang trải cuộc sống, học hành và tâm lý tuổi trẻ, cậy khỏe chưa nghĩ đến bảo vệ sức khỏe bản thân...
Xem xét nâng mức hỗ trợ BHYT cho HSSV
Theo ông Phạm Lương Sơn, công tác tuyên truyền mặc dù những năm qua đã tăng cường với những giải pháp thiết thực nhưng để khắc phục tình trạng 6% HSSV chưa tham gia BHYT cần phải có những biện pháp, hình thức tuyên truyền phù hợp hơn, sát hơn với đối tượng HSSV còn có khó khăn về mặt kinh tế. Ngoài ra, cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa chính quyền địa phương, các cơ sở giáo dục và các cơ quan tổ chức thực hiện làm sao để việc phát triển đối tượng BHYT nói chung và BHYT cho HSSV phải trở thành một trong những chỉ tiêu kinh tế xã hội, chỉ tiêu thi đua của địa phương, nhà trường.
Cũng theo ông Sơn, một giải pháp rất quan trọng là cần phải có những bước đột phá về mặt cơ chế hỗ trợ tài chính. Ngoài việc điều chỉnh sao cho rất năng động, linh hoạt trong việc tham gia BHYT của HSSV thì cũng cần có một cơ chế hỗ trợ, nhất là HSSV thuộc diện những đối tượng yếu thế hiện nay trong xã hội. Theo quy định, hiện tại, mức hỗ trợ của NSNN cho HSSV là 30% mức đóng, mức hỗ trợ cho nhóm yếu thế là 50%. Ông Sơn cho rằng, đó là sự cố gắng lớn của NSNN. Để kết nối chính sách hỗ trợ đối tượng thuộc hộ yếu thế với đối tượng HSSV, BHXH cùng với Bộ Y tế đang đề nghị Chính phủ xem xét nâng mức hỗ trợ cho HSSV thuộc nhóm này lên một mức cao hơn, ví dụ như 70%.
Ngoài ra, BHXH Việt Nam cũng vừa có công văn số 2619/BHXH-BT gửi BHXH các tỉnh, thành phố yêu cầu đẩy mạnh thực hiện BHYT HSSV năm học 2019 - 2020. Theo đó, yêu cầu BHXH các cấp tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương ban hành văn bản chỉ đạo công tác BHYT HSSV, phấn đấu 100% HSSV tham gia BHYT, coi đây là một trong những nhiệm vụ của nhà trường và việc chấp hành pháp luật của HSSV. BHXH Việt Nam yêu cầu đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông về BHYT vào thời điểm tháng 9 là tháng cao điểm phát động. Trong đó tập trung truyền thông một số nội dung trọng tâm, trọng điểm về BHYT HSSV trước thềm năm học mới như: tính nhân văn, cộng đồng chia sẻ của BHYT nói chung và BHYT HSSV nói riêng; phạm vi, quyền lợi khi tham gia BHYT HSSV, những HSSV được quỹ khám chữa bệnh BHYT chi trả chi phí lớn...
BHXH Việt Nam cũng yêu cầu BHXH các địa phương phối hợp với cơ sở giáo dục phổ biến, triển khai hướng dẫn các HSSV cách tra cứu mã số BHXH; tiếp nhận hồ sơ tham gia BHYT và tiến hành cấp thẻ BHYT đảm bảo kịp thời, đúng quy định. Đồng thời, đề xuất ngân sách địa phương hỗ trợ mức đóng BHYT cho HSSV ngoài phần kinh phí đã được ngân sách trung ương hỗ trợ và vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí mua thẻ BHYT cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn…