Bỏ tiền túi cho chăm sóc y tế

Mục lục

Dù có độ bao phủ BHYT lên đến 91%, người Việt vẫn bỏ tiền túi cho chăm sóc ý tế cao gấp đôi khuyến cáo của WHO.

Chi tiêu y tế ở Việt Nam được hình thành từ nhiều nguồn tài chính khác nhau. Đầu tiên, ngân sách nhà nước đóng góp một phần quan trọng vào chi tiêu y tế. Ngoài ra, người dân cũng đóng góp thông qua việc trả tiền từ túi của mình để sử dụng dịch vụ y tế. Bên cạnh đó, có các nguồn tài chính khác như bảo hiểm y tế tự nguyện và các chương trình sức khỏe do chủ doanh nghiệp chi trả.

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, đã nhấn mạnh rằng việc tăng chi tiêu y tế từ nguồn trong nước là cần thiết để đảm bảo chăm sóc sức khỏe toàn cầu và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững liên quan đến sức khỏe. Chi tiêu cho y tế không chỉ là một khoản chi phí, mà còn là một khoản đầu tư vào giảm nghèo, tạo việc làm, tăng năng suất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xã hội toàn diện, an toàn và công bằng hơn.

Tuy nhiên, người Việt vẫn đang phải tự chi trả 43-44% tổng chi phí chăm sóc y tế. Con số này cao gấp đôi khuyến cáo của WHO là 20% và tại các nước phát triển là 14%.

Nguyên nhân là do BHYT tại Việt Nam cong tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. bà Nguyễn Thị Kim Phương – chuyên gia tài chính y tế cảu WHO đánh giá: “Cách đây 10 năm, mức bao phủ BHYT của Việt Nam chỉ 50% và mức chi tiền túi khoảng 49% nhưng hiện nay mức bao phủ đã đến 91%, đáng ra chi tiền túi của người dân phải giảm nhiều nhưng thực tế đang giảm rất chậm, thậm chí năm qua đã tăng nhẹ lên gần 45%”.

Ngoài vấn đề về quản lý, các chính sách chi trả của BHYT cũng rất hạn chế, thủ tục phức tạp khiến người dân có tâm lý ngại sử dụng dịch vụ:

  • Phải khám đúng tuyến
  • Dịch vụ phổ thông
  • Danh mục thuốc và phác đồ điều trị bị giới hạn
  • Luôn phải chi trả 1 phần chi phí
  • ….

Những điều này lại được khắc phục nếu người bệnh có tham gia các sản phẩm BHSK thương mại:

  • Được tùy chọn noi khám chữa bệnh, kể cả phòng khám tư
  • Dịch vụ chất lượng cao
  • Thuốc và phác đồ điều trị đa dạng
  • Được chi trả đến hạn mức bảo hiểm cho hầu hết các chi phí

BHYT phải cạnh tranh với BHSK thương mại đối với nhóm người là lao động tự do

Hiện nay, trung bình 1 người dân Việt Nam đến bệnh viện 2,1 lần/ năm, chi khoảng 3.000.000 đồng 1 người. Tại Hội thảo trao đổi kỹ thuật trực tuyến về DRG do Ngân hàng thế giới tại Việt Nam tổ chức ngày 15/6/2021, bà Sarah Bales- chuyên gia tư vấn của WB đã chia sẻ những thông tin tổng quan về tình trạng sử dụng dịch vụ nội trú của Việt Nam. Theo đó, tỷ lệ nhập viện ở Việt Nam đang ở mức tương đối cao lên đến trên 120 lượt/1000 dân. Song song với đó, xu hướng lựa chọn cơ sở KCB nội trú ngày càng tập trung ở tuyến trên. Số ngày điều trị nội trú bình quân của Việt Nam cũng đang ở mức khá cao so với các nước trong khu vực.

Con số này vẫn đang tiếp tục có xu hướng tăng sau thời kỳ đại dịch COVID-19 do các di chứng sức khỏe để lại. Cũng theo WHO, tình trạng hậu COVID-19 có thể khiến sức khỏe người bệnh bị suy giảm kéo dài, có tác động nghiêm trọng đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc tham gia cuộc sống xã hội. Hậu COVID-19 ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần thể chất và có thể gây ra những hậu quả kinh tế đáng kể cho bản thân, gia đình và cho xã hội.

Chăm sóc y tế không chỉ đơn thuần là việc khám chữa bệnh, mà còn bao gồm cả việc phòng ngừa và nâng cao sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần. Nếu chỉ dựa vào nguồn chi từ BHYT việc chăm sóc y tế sẽ trở thành gánh nặng tài chính đối với cá nhân và cộng đồng. Đặc biệt, nếu gặp phải các bệnh hiểm nghèo hoặc phải sử dụng các phương pháp điều trị có chi phí cao, nhiều hộ gia đình có thể rơi vào tình trạng nghèo hóa hoặc tái nghèo sau khi điều trị. Để đảm bảo mọi người được chăm sóc y tế tốt nhất, không những cần tăng cường đầu tư và phát triển hệ thống y tế từ chính sách Nhà nước, mà mỗi người dân cân phải chủ động trang bị cho mình những biện pháp tự bảo vệ sức khỏe cũng như tài chính gia đình với những lựa chọn phù hợp và uy tín.