Trong bảng xếp hạng về tỷ lệ tử vong do bệnh ung thư được công bố bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào tháng 5 năm 2014, Việt Nam được đánh giá ở vị trí thứ 78 trên tổng số 172 quốc gia và lãnh thổ tham gia đánh giá. Theo số liệu này, Việt Nam nằm trong top 50 quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất do ung thư, đứng ở vị trí cao trong top 2 trên bản đồ thống kê về căn bệnh này đạt (73.5%) – trong khi tỷ lệ trên toàn cầu là 59.7%, cũng như tỷ lệ ở các quốc gia phát triển (49.4%) và các quốc gia đang phát triển (67.9%). Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu tại sao số lượng người mắc ung thư tại Việt Nam ngày càng gia tăng và các biện pháp để bảo vệ sức khỏe.
Nguyên nhân tỷ lệ ung thư tại Việt Nam đang ở mức rất cao
Tại Hội nghị khoa học quốc tế về phòng chống ung thư diễn ra tại Hà Nội gần đây, số liệu thống kê đã chỉ ra rằng Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới về tỷ lệ mắc bệnh ung thư. Hàng năm, nước ta ghi nhận hơn 200.000 ca mắc mới và số người tử vong do ung thư lên đến 82.000 trường hợp. Những con số này rõ phản ánh thực tế đa số bệnh nhân ung thư ở Việt Nam được phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn và phương pháp điều trị không mang lại hiệu quả cao.
Nguyên nhân gây ung thư đầu tiên chính là ô nhiễm môi trường – đặc biệt là ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn – đang góp phần không nhỏ vào tình trạng này. Khói bụi, hóa chất, và thậm chí cả thực phẩm không an toàn đã trở thành một phần không thể tách rời trong cuộc sống hàng ngày, đẩy cao nguy cơ mắc ung thư, đặc biệt là ung thư phổi và ung thư vòm họng.
Thứ hai là cường độ lao động cao và việc làm việc ngoài giờ thường xuyên đang trở thành một phần không thể tách rời trong cuộc sống hàng ngày. Đây không chỉ là vấn đề về thời gian làm việc mà còn liên quan mật thiết đến sức khỏe. Nhóm lao động này, đặc biệt là những người làm việc trong môi trường độc hại, thường phải đối diện với sự suy giảm sức khỏe và không đủ bảo vệ.
Không chỉ vậy, chế độ dinh dưỡng cũng đóng góp vào nguyên nhân gây ung thư. Thói quen ăn uống không khoa học, ưa thích đồ ăn không an toàn và thức ăn thiu mốc có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các vấn đề sức khỏe, gây ra rủi ro cao về bệnh ung thư đường tiêu hóa.
Nhận diện và thay đổi những thói quen hàng ngày, tập trung vào việc cải thiện môi trường sống và làm việc, cùng với việc thay đổi chế độ ăn uống có thể là bước quan trọng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ở người dân Việt Nam.
Những biện pháp dễ thực hiện hàng ngày để ngăn ngừa bệnh ung thư
– Chế độ ăn uống cân đối: Thức ăn là nguồn dinh dưỡng nuôi cơ thể vì vậy chế độ ăn uống tăng cường rau, củ, quả và các loại ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ góp phần quan trọng để cơ thể khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc ung thư . Ưu tiên thực phẩm từ nguồn thực vật, dầu ô liu và cá thay cho thịt đỏ. Điều này giúp giảm lượng chất béo bão hòa và calo trong cơ thể. Tham khảo tháp dinh dưỡng tại: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/nao-la-thap-dinh-duong-can-doi-hop-ly/
– Tập thể dục đều đặn: Dành thời gian cho việc vận động thể chất, không chỉ giúp duy trì cân nặng mà còn tăng cường hệ miễn dịch, giảm stress, và hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh tật đặc biệt là các bệnh tiểu đường, mỡ máu cao, ung thư…. Mỗi ngày nên dành khoảng 25-30 phút chạy bộ buổi sáng giúp cơ thể tinh thần thoải mái tỉnh táo, cơ thể khỏe mạnh, cân đối hơn.
– Bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời: Sử dụng kem chống nắng hàng ngày và hạn chế thời gian tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
– Từ bỏ hút thuốc và xa khói thuốc: Không chỉ làm giảm nguy cơ ung thư phổi, hút thuốc còn liên quan đến nhiều loại ung thư khác. Tránh tiếp xúc với khói thuốc từ người xung quanh để bảo vệ sức khỏe.
– Tiêm vắc xin đầy đủ: Việc tiêm vắc xin như vắc xin HPV và viêm gan B có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư.
– Thường xuyên kiểm tra sức khỏe: Thông thường các bệnh ung thư giai đoạn đầu sẽ khó phát hiện vì người bệnh không có biểu hiện rõ rang, khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm những biểu hiện ban đầu của bệnh ung thư, tạo điều kiện cho việc điều trị kịp thời và hiệu quả.
Cách bảo vệ sức khỏe và tài chính trước rủi ro mắc ung thư
Ai cũng có nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo, đặc biệt với ung thư thường được gọi là căn bệnh “ nhà giàu” vì chi phí điều trị ung thư có thể rất tốn kém, làm ảnh hưởng đến tài chính gia đình, kéo dài thời gian chữa trị. Để đối phó với rủi ro này, việc tham gia bảo hiểm sức khỏe là điều không thể thiếu.
Bảo hiểm sức khỏe đảm bảo chi trả các chi phí điều trị, trợ cấp khi nằm viện hay chi phí khi gặp phải những căn bệnh trong danh sách bảo hiểm, đây là sự chia sẻ gánh nặng tài chính đáng kể. Được hỗ trợ chi phí điều trị ung thư giúp giảm bớt lo lắng về việc chi trả các khoản viện phí, giúp người bệnh tập trung hoàn toàn vào việc chữa trị, từ đó giúp tinh thần lạc quan và an tâm, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hồi sức khỏe. Bảo hiểm sức khỏe không chỉ là sự đầu tư vào tương lai cá nhân mà còn là sự chăm sóc và bảo vệ toàn diện cho sức khỏe và tài chính của mọi người.
Hiện nay, bảo hiểm sức khỏe được cung cấp bởi nhiều công ty trong đó có Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện PTI. Quyền lợi chính của sản phẩm này là: Chi phí nằm viện và phẫu thuật do ốm đau, bệnh tật, thai sản. Quyền lợi bổ sung gồm quyền lợi bảo hiểm không tăng phí, quyền lợi bảo hiểm có tăng phí (Điều trị ngoại trú, Điều trị răng toàn diện, Tử vong, thương tật toàn bộ vĩnh viễn do ốm đau, bệnh tật và thai sản). Tìm hiểu chi tiết về quyền lợi bảo hiểm sức khỏe tại đây https://docs.google.com/document/d/1CCt_ulG-gUzk3TYif1gc4u-cKzXrEgcR2FdUI6F5QgY/edit?usp=sharing