Những điểm mới trong luật kinh doanh bảo hiểm 2019

Ngày 14 tháng 6 năm 2019 Quốc hội đã thông qua Luật bảo hiểm sửa đổi, trong đó, tập trung phân định rõ khái niệm về dịch vụ phụ trợ bảo hiểm và các trách nhiệm rằng buộc của dịch vụ này. Theo quy định của luật mới, từ tháng 11/2019, các cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm sẽ phải tuân thủ quy định mới tại Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 2019.
Dưới đây là bảng mô tả những điểm mới đã được điều chỉnh trong Luật Kinh doanh bảo hiểm 2019:

Nội dung cập nhật

Luật kinh doanh bảo hiểm 2000

Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 2019 Số: 42/2019/QH14

Bổ sung các định nghĩa tại Điều 3 LKDBH về các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm

 

Bổ sung các khoản 21, 22, 23, 24, 25 và 26 vào sau khoản 20 Điều 3 như sau:

“21. Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm là bộ phận cấu thành của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, do doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và tổ chức, cá nhân khác thực hiện nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm tư vấn bảo hiểm, đánh giá rủi ro bảo hiểm, tính toán bảo hiểm, giám định tổn thất bảo hiểm, hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm.

22. Tư vn bảo hiểm hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn về chương trình bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, quản trị rủi ro bảo hiểm và đề phòng, hạn chế tổn thất.

23. Đánh giá rủi ro bảo hiểm là hoạt động nhận diện, phân loại, đánh giá tính chất và mức độ rủi ro, đánh giá việc quản trị rủi ro về con người, tài sản, trách nhiệm dân sự làm cơ sở tham gia bảo hiểm.

24. Tính toán bảo hiểm là hoạt động thu thập, phân tích số liệu thống kê, tính phí bảo hiểm, dự phòng nghiệp vụ, vốn, biên khả năng thanh toán, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, xác định giá trị doanh nghiệp để bảo đảm an toàn tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm.

25. Giám định tổn thất bảo hiểm là hoạt động xác định hiện trạng, nguyên nhân, mức độ tổn thất, tính toán phân bổ trách nhiệm bồi thường tổn thất làm cơ sở giải quyết bồi thường bảo hiểm.

26. Hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm là hoạt động hỗ trợ bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng hoặc doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các thủ tục giải quyết bồi thường bảo hiểm.

 

Sửa đổi bổ sung Điều 11 Quyền tham gia các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về kinh doanh bảo hiểm

 

Điều 11. Quyền tham gia các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về kinh doanh bảo hiểm

 

Doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được tham gia các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về kinh doanh bảo hiểm nhằm mục đích phát triển thị trường bảo hiểm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thành viên theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Quyền tham gia các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về kinh doanh bảo hiểm

 

Doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm được tham gia các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về kinh doanh bảo hiểm nhằm mục đích phát triển thị trường bảo hiểm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thành viên theo quy định của pháp luật.”.

Đổi tên chương IV bổ sung tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm

Chương 4:

ĐẠI LÝ BẢO HIỂM, DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM

 

Sửa đổi, bổ sung tên Chương IV như sau:

Chương IV

ĐẠI LÝ BẢO HIỂM, DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM, DỊCH VỤ PHỤ TRỢ BẢO HIỂM

 

Quy định về điều kiện, nguyên tắc, quyền trách nhiệm của Tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm

 

Bổ sung Mục 3 vào sau Mục 2 Chương IV như sau:

“Mục 3

DỊCH VỤ PHỤ TRỢ BẢO HIỂM

Điều 93a. Cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm

1. Nguyên tắc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm:

a) Trung thực, khách quan, minh bạch; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên liên quan;

b) Tuân theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực phụ trợ bảo hiểm;

c) Tuân theo quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp do tổchức xã hội - nghề nghiệp ban hành.

2. Cá nhân, tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 93b của Luật này được quyền cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm theo quy định sau đây:

a) Cá nhân được quyền cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm;

b) Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và tổ chức khác có tư cách pháp nhân được quyền cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm (gọi chung là tổ chức cung cp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm).

3. Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm:

a) Giữ bí mật thông tin khách hàng, sử dụng thông tin khách hàng đúng mục đích và không được cung cấp cho bên thứ ba mà không có sự chấp thuận của khách hàng, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật;

b) Cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho việc cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm; tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo him phải mua bảo him trách nhiệm nghề nghiệp phù hợp với từng loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;

c) Tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm không được cung cấp dịch vụ giám định tổn thất bảo hiểm và hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm cho hợp đồng bảo hiểm mà tổ chức đó đng thời là bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm hoặc người thụ hưng;

d) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không được cung cấp dịch vụ giám đnh tổn thất bảo hiểm cho hợp đồng bảo hiểm mà doanh nghiệp đó thực hiện thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm.

4. Hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải được lập thành văn bản.

Điều 93b. Điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm

1. Cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm. Trường hợp không có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm thì phải có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành khác và chứng chỉ về tư vấn bảo hiểm do cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp ở trong nước hoặc ở nước ngoài cấp.

2. Tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có tư cách pháp nhân, được thành lập và hoạt động hợp pháp;

b) Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động phụ trợ bảo hiểm trong tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải có đủ các điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; có văn bằng, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm phù hợp với loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm thực hiện do cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp ở trong nước hoặc ở nước ngoài cấp.

Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động giám định tổn thất bảo hiểm còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn của giám định viên theo quy định của pháp luật về thương mại.

Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động tính toán bảo hiểm còn phải đáp ứng tiêu chuẩn về tuân thủ pháp luật, đạo đức, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm về hành nghề tính toán bảo hiểm, tư cách thành viên của Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế.

Chính phủ quy định chi tiết điểm này.

3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về nội dung chương trình đào tạo, thi, cấp chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm đối với các cơ sở đào tạo ở trong nước và quy định việc công nhận đối với chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do cơ sở đào tạo ở nước ngoài cấp.”.

 

Đổi tên chương VI

Chương 6:

 

DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM VÀ DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

5. Sửa đổi, bổ sung tên Chương VI như sau:

“Chương VI

DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM VÀ DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI; CUNG CẤP DỊCH VỤ QUA BIÊN GIỚI

 

Bổ sung hình thức hoạt động cung cấp dịch vụ qua biên giới của các DNBH, môi giới BH và tổ chức cá nhân cung cấp dịch vụ bổ trợ

Điều 105. Hình thức hoạt động

2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam. Văn phòng đại diện không được kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam.

 

Điều 105. Hình thức hoạt động

2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua biên giới theo quy định của Chính phủ.

Sửa đổi, bổ sung khoản 1. 4 của Điều 120 Nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm

Điều 120. Nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm

Nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm bao gồm:

1. Ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam;

4. Áp dụng các biện pháp cần thiết để doanh nghiệp bảo hiểm bảo đảm các yêu cầu về tài chính và thực hiện những cam kết với bên mua bảo hiểm;

 

Điều 120. Nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm

Nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm bao gồm:

“1. Ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; xây dựng chiến lược, kế hoạch và chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam;

“4. Giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm thông qua hoạt động nghiệp vụ, tình hình tài chính, quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro và việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; áp dụng các biện pháp cần thiết để doanh nghiệp bảo hiểm bảo đảm các yêu cầu về tài chính và thực hiện những cam kết với bên mua bảo hiểm.

Giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm thông qua việc chấp hành quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực phụ trợ bảo hiểm, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới;

 

Bổ sung khoản 9a vào sau khoản 9 Điều 124

Điều 124. Các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm

9. Vi phạm quy định về đầu tư vốn;

 

 

Điều 124. Các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm

“9a. Vi phạm quy định về quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực phụ trợ bảo hiểm; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; cung cấp loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới;”

 

 

 

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2019, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

2. Bổ sung mục 32a vào sau mục 32 Phụ lục 4 Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 90/2015/QH13, Luật số 03/2016/QH14, Luật số 04/2017/QH14 và Luật số 28/2018/QH14 như sau:

“32a. Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm bao gồm tư vấn bảo hiểm, đánh giá rủi ro bảo hiểm, tính toán bảo hiểm, giám định tổn thất bảo hiểm, hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm”.

3. Các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm mới phát sinh trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm do Chính phủ quy định và phải được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi ban hành.

Điều 4. Quy định chuyển tiếp

1. Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực, cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm trước ngày Luật này có hiệu lực phải đáp ứng các điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm theo quy định tại Luật này. Trường hợp hết thời hạn quy định tại khoản này mà không đáp ứng các điều kiện theo quy định thì cá nhân, tổ chức không được tiếp tục cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm cho đến khi đáp ứng đủ điều kiện.

 

TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN